Vai trò của nước sạch đối với sức khỏe, đời sống và sản xuất
scroll

Vai trò của nước sạch đối với sức khỏe, đời sống và sản xuất

Vai trò của nước đối với sức khỏe

 

– Nuôi dưỡng tế bào: Nước cung cấp nguồn chất khoáng, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào trong mọi hoạt động trong cơ thể. Nước mà chúng ta sử dụng hàng ngày thường chứa một lượng đáng kể các chất khoáng có lợi cho sức khỏe.

– Chuyển hoá và tham gia các phản ứng trao đổi chất: Nước là dung môi sống của các phản ứng hóa học trong cơ thể. Nước trong tế bào là một môi trường để các chất dinh dưỡng tham gia vào các phản ứng sinh hóa nhằm xây dựng và duy trì tế bào. Nhờ việc hòa tan trong dung môi mà các tế bào có thể hoạt động và thực hiện được các chức năng của mình.

– Đào thải các chất cặn bã: Nước loại bỏ các độc tố mà các cơ quan, tế bào từ chối đồng thời thông qua đường nước tiểu và phân.

– Ổn định nhiệt độ cơ thể: Nước có vai trò quan trọng trong việc phân phối hơi nóng của cơ thể thông qua việc phân phối nhiệt độ cơ thể. Nước cho phép cơ thể giải phóng nhiệt độ khi nhiệt độ môi trường cao hơn so với nhiệt độ cơ thể

– Giảm ma sát: Nước có tác dụng bôi trơn quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là nơi tiếp xúc các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, tạo nên sự linh động tại đầu xương và sụn… Nước cũng hoạt động như một bộ phận giảm xóc cho mắt, tủy sống và ngay cả thai nhi trong nước ối…

Vai trò của nước đối với đời sống sinh hoạt

Nó là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội: từ nông nghiệp, công nghiệp, du lịch đến các vấn đề về sức khỏe:

Đối với nông nghiệp: Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt. Thiếu nước, các loại cây trồng, vật nuôi không thể phát triển được. Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Trong công tác thủy lợi, ngoài hệ thống tưới tiêu còn có tác dụng chống lũ, cải tạo đất…

Đối với công nghiệp: Mức độ sử dụng nước trong các ngành công nghiệp là rất lớn. Tiêu biểu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp như than, thép, giấy…đều cần một trữ lượng nước rất lớn.

Đối với du lịch: Du lịch đường sông, du lịch biển đang ngày càng phát triển. Đặc biệt ở một nước nhiệt đới có nhiều sông hồ và đường bờ biển dài hàng ngàn kilomet như ở nước ta.

Đối với giao thông: Là một trong những con đường tiềm năng và chiến lược, giao thông đường thủy mà cụ thể là đường sông và đường biển có ý nghĩa lớn, quyết định nhiều vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa, chính trị, xã hội của một quốc gia.

Có thể thấy phần lớn các hoạt động kinh tế đều phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên nước. Giá trị kinh tế của nước không phải lúc nào cũng có thể quy đổi thành tiền, bởi vì tiền không phải là thước đo giá trị kinh tế, có những dịch vụ của nước không thể lượng giá được nhưng lại có giá trị kinh tế rất lớn.

Vai trò tất yếu của nước sinh hoạt

– Nước cung cấp vào hoạt động sản xuất đảm bảo an ninh lương thực cho xã hội: Nước tưới tiêu, nước làm ruộng…

– Nước sạch giúp cho mọi sinh hoạt của con người như tắm, giặt, rửa, nấu, nướng… đảm bảo được chất lượng cuộc sống của mỗi con người và sức khỏe cho cộng đồng.

– Nước tạo ra năng lượng điện để cung cấp cho hoạt động của nền kinh tế thông qua việc sử dụng động lực hay năng lượng dòng chảy của các con sông làm quay các tuốc bin nước và máy phát điện, đây là nguồn năng lượng sạch và chiếm 20% lượng điện của thế giới, đồng thời hạn chế được giá thành nhiên liệu và chi phí nhân công.

– Nước tham gia phần lớn vào việc sản xuất ra các sản phẩm để trao đổi, mua bán trên thị trường.

– Nước có ý nghĩa quan trọng trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường…

Các biện pháp sử dụng nguồn nước hợp lý

Trước thực trạng nguồn nước mặt và nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm và cạn kiệt, đặc biệt là ô nhiễm Asen tại Việt Nam rất đáng quan ngại.  nếu không có các chính sách về việc bảo vệ và sử dụng nước hợp lý, thì trong tương lai, nước sạch sẽ trở thành nguồn tài nguyên cực khan hiếm.

Ngay cả hiện tại, có tới khoảng 20- 40% người dân sử dụng  nước không đảm bảo vậy nên việc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống là không thể tránh khỏi.

– Sử dụng nước sinh hoạt tiết kiệm, đúng mục đích

– Không gây thất thoát nước

– Không gây ô nhiễm nguồn nước.

– Tạo điều kiện tích lũy nguồn nước.

– Nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về hiện trạng, đặc điểm nguồn nước của nước ta.

– Thực hiện đầy đủ các luật tài nguyên nước, luật bảo vệ môi trường cùng các luật, pháp lệnh khác quy định về khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường nước bao gồm cả nước mặt và nước ngầm.

 

05/08/2019
Thong ke